GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ kỷ niệm
|
Tham dự buổi lễ, về phía Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) có: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS. Trần Đức Cường, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm; Lãnh đạo các tạp chí trực thuộc Viện Hàn lâm; Đại diện Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm.
Về phía đại biểu các cơ quan Trung ương và địa phương, có: Đại diện Ban lãnh đạo Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội; Hội Khảo cổ học Việt Nam; Trường Đại học Văn hoá Hà Nội; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh & Bảo tàng Trung ương cùng Bảo tàng các tỉnh đã và đang hợp tác với Trung tâm; Lãnh đạo các Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh), huyện Hưng Hà (Thái Bình)…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, PGS.TS. Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã khái quát lại quá trình thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, nhấn mạnh vai trò là tổ chức nghiên cứu về khảo cổ học đô thị đầu tiên ở nước ta, chuyên sâu nghiên cứu, đánh giá giá trị các di tích kinh thành cổ Việt Nam và những vấn đề lịch sử, văn hóa liên quan đến các kinh đô cổ của Việt Nam. Trước yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long, ngày 28 tháng 4 năm 2011, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã Quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành trên nền tảng Ban Chủ nhiệm Dự án Hoàng thành Thăng Long.
Từ khi thành lập, Trung tâm đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm giao tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chính trị, khoa học quan trọng:
|
|
|
|
PGS.TS. Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành
phát biểu tại Lễ kỷ niệm
|
1) Tổ chức thực hiện Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long (thuộc nhiệm vụ trọng điểm cấp Bộ): Dự án có ý nghĩa chính trị, xã hội và khoa học rất sâu sắc, kết quả nghiên cứu của Dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc làm rõ giá trị lịch sử, văn hoá của khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Kết quả nghiên cứu của Dự án không những đáp ứng yêu cầu trong công tác lập Hồ sơ khai quật theo quy định mà còn cung cấp những cơ sở khoa học tin cậy cho việc quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài của khu di tích, góp phần quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào lịch sử ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội.
Đặc biệt, dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh và chương trình nghiên cứu về mô hình kiến trúc Việt Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa Tokyo - Nhật Bản, năm 2013-2015, Trung tâm đã thực hiện thành công việc nghiên cứu phục dựng giả định về hình thái kiến trúc cung điện thời Lý. Đây là chương trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên Trung tâm đưa ra hệ thống các dữ liệu và bản vẽ về hình thái kiến trúc thời Lý. Kết quả nghiên cứu này đã và đang góp phần quan trọng cho công tác nghiên cứu về kiến trúc cổ Việt Nam vốn đang còn nhiều khoảng trống, đồng thời góp phần hiệu quả cho công tác trưng bày, quảng bá về vẻ sắc thái độc đáo riêng biệt của kiến trúc cung điện Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long thời Lý dưới tầng hầm Nhà Quốc hội.
2) Tổ chức thực hiện Dự án Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội (thuộc nhiệm vụ đặc biệt cấp Nhà nước): Đây là dự án có ý nghĩa chính trị và xã hội rất to lớn, góp phần tạo nên một hình ảnh mới, độc đáo cho tòa Nhà Quốc hội. Tòa Nhà Quốc hội sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng trong tổng thể khu di sản Hoàng thành Thăng Long; thể hiện sự tôn vinh, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa quý giá của dân tộc trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước.
Bên cạnh việc đấy mạnh hướng phát triển chuyên sâu về khảo cổ học đô thị, trong đó lấy Hoàng thành Thăng Long là điểm nhấn, Trung tâm đã tăng cường hợp tác với các chuyên gia bảo tồn vùng Wallonie - Bruxell (Bỉ), các chuyên gia Nhật Bản; Hợp tác với Viện Bảo tồn di sản Văn hoá Quốc gia Tokyo (Nhật Bản) thực hiện chương trình nghiên cứu mô hình kiến trúc Việt Nam thời Lý - Trần; Hợp tác với Viện Nghiên cứu và Bảo tồn di sản văn hóa quốc gia Nara (Nhật Bản) thực hiện chương trình Nghiên cứu phục dựng bộ mái kiến trúc thời Đại La; Tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, góp phần làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, đánh giá giá trị về di tích, di vật của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề mới trong phương pháp nghiên cứu khoa học đối với khảo cổ học đô thị ở Việt Nam qua kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế…
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng trao tặng Bằng khen cho tập thể
Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành
|
|
|
|
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng trao tặng Bằng khen cho
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành
|
Ngoài ra, trong những năm qua, Trung tâm không ngừng mở rộng mối quan hệ với các địa phương, tăng cường hợp tác, phối hợp tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án khai quật, nghiên cứu khảo cổ học và trưng bày quảng bá giá trị di sản tại các địa phương.
Phát biểu chúc mừng tại Lễ kỷ niệm, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao những kết quả mà Trung tâm đã đạt được năm năm qua, trong điều kiện nhân lực mỏng và rất trẻ, Trung tâm vừa phải hoàn thiện công tác tổ chức, xây dựng và bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực thông qua hoạt động thực tiễn, vừa tiếp tục thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với Dự án Hoàng thành Thăng Long. Bên cạnh đó, Trung tâm đã chú ý xây dựng nhiều đề tài, dự án để khai quật khác nữa như Lỗ Giang (Thái Bình), Lỗ Ngồi (Nghệ An)…
Toàn cảnh Lễ Kỷ niệm
Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả mà Trung tâm đã đạt được, Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng nêu ra nhiều vấn đề Trung tâm cần thực hiện trong thời gian tới đây, đó là: 1) Khẩn trương hoàn chỉnh Dự án Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội với chất lượng tốt nhất, để trước ngày sinh nhật Bác Hồ có thể nghiệm thu, khánh thành. 2) Đánh giá giá trị di tích khu Hoàng thành Thăng Long để hoàn chỉnh từng bước hồ sơ khoa học đối với các loại hình di vật. 3) Chú ý phân tích, nghiên cứu, so sánh khi xây dựng những nhiệm vụ đặt trong tổng thể công việc 5 năm, 10 năm để đưa ra ý tưởng mới cho việc hoàn thiện chương trình Hoàng thành Thăng Long. 4) Xây dựng đề án nghiên cứu về khảo cổ học đô thị để có hướng đầu tư hợp lí tổng thể khảo cổ học đô thị cả nước. Do đó, Trung tâm cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực, mời được các chuyên gia giỏi về làm việc tại Trung tâm cũng như lựa chọn những địa chỉ quốc tế để có thể phân tích, so sánh hợp tác có hướng đi tốt.
Các đại biểu tham dự Lễ Kỷ niệm chụp ảnh lưu niệm
|
|
|
|
Tập thể Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành chụp ảnh lưu niệm
|
Ghi nhận những thành tích xuất sắc của Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành và PGS.TS. Bùi Minh Trí, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã ký Quyết định trao tặng bằng khen cho tập thể Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành và cá nhân PGS.TS. Bùi Minh Trí về những thành tích đã đạt được trong 5 năm qua.
Kỷ niệm năm năm ngày thành lập Trung tâm là dịp nhìn để thấy được những khó khăn và cả những nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ Trung tâm. Sự thành công và ngày càng phát triển của Trung tâm là kết quả của sự vun trồng, xây đắp bằng tâm huyết và trí tuệ, bằng mồ hôi và công sức, bằng ý chí và nghị lực của tập thể Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành. Đây cũng là dịp để suy ngẫm, thấu hiểu những trải nghiệm và đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu, coi đó như hành trang quan trọng nhất để bước tiếp những bước đi vững chắc trên chặng đường tiếp theo./.