Hội thảo khoa học: “Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động và việc làm” thuộc Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về bình đẳng giới phục vụ phát triển bền vững” (Mã số: 02/22-ĐTĐL.XH-XNT)

01/03/2025

Hội thảo khoa học: “Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động và việc làm” thuộc Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về bình đẳng giới phục vụ phát triển bền vững” (Mã số: 02/22-ĐTĐL.XH-XNT) Hội thảo khoa học “Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động và việc làm” thuộc Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về bình đẳng giới phục vụ phát triển bền vững” (Mã số: 02/22-ĐTĐL.XH-XNT).

Sáng ngày 21/02/2025, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đồng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động và việc làm”. Hội thảo thuộc Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về bình đẳng giới phục vụ phát triển bền vững” (Mã số: 02/22-ĐTĐL.XH-XNT) do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới là cơ quan chủ trì, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội là chủ nhiệm đề tài.

 

Các đại biểu tham dự hội thảo

 

 

Hội thảo rất vinh dự được đón tiếp sự hiện diện của các vị khách quý: 1. Đại diện Sở Lao động, Thương binh & Xã hội thành phố Đà Nẵng; 2. Đại diện Học viện Chính trị khu vực III; 3. Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng; 4. Bà Hoàng Thị Thùy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Gia đình- Xã hội- Kinh tế Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng; 5. Bà Hoàng Thị Ánh - Phó Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Cẩm Lệ; 6. Đại diện Chi cục Thủy lợi thành phố Đà Nẵng; 7. Đại diện UBND quận Cẩm Lệ; 8. Đại diện UBND xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; và các quý vị đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Về phía Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ có TS. Trần Minh Đức, Phó Viện trưởng cùng toàn thể các cán bộ, viên chức Viện.

Ngoài ra còn có đại diện cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin về Hội thảo.

 

TS. Trần Thị Minh Thi phát biểu khai mạc hội thảo

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Thị Minh Thi, Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, chủ nhiệm đề tài, bày tỏ lời cảm ơn đến các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các cơ quan ban ngành tại Đà Nẵng đã quan tâm và dành thời gian đến tham dự buổi hội thảo.

Theo TS. Trần Thị Minh Thi, bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm là việc không phân biệt đối xử về “giới” trong hoạt động kinh tế, lao động, việc làm. Đó là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm đó được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có nội dung bảo đảm bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, Luật Dân số, Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội,….. Bình đẳng giới được đánh giá dưới nhiều góc độ và được quy định tại Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm là một trong những nội dung quan trọng trong đánh giá bình đẳng về giới trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta, bình đẳng giới đã được cải thiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn; giữa các vùng kinh tế. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tổng thể về thực trạng bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Từ đó, để xây dựng được hệ thống thông tin cơ bản, toàn diện về bình đẳng giới trên 07 lĩnh vực: i) Chính trị, lãnh đạo quản lý; ii) Giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; iii) Kinh tế, lao động- việc làm; iv) Chăm sóc sức khỏe; v) Gia đình; vi) Phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; vii) Ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và thảm họa môi trường để cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc đánh giá kết quả thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam về bình đẳng giới và phát triển bền vững. Do đó, hội thảo với chủ đề: Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đối với đất nước trong giai đoạn phát triển hiện nay.

 

Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại hội thảo.

 

Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cùng đại diện các cơ quan, ban ngành tại địa phương đã trao đổi nhiều vấn đề về giới trong an sinh xã hội, những biến đổi từ truyền thống đến hiện đại trong mối quan hệ gia đình và giá trị gia đình đang chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của xã hội, từ đó, góp phần làm rõ thực trạng quan hệ giới và những tiến bộ của nam giới và phụ nữ trên các lĩnh vực, cho phép phân tích những cơ hội và rào cản, cung cấp căn cứ xây dựng các khuyến nghị chính sách về bình đẳng giới và phát triển kinh tế xsã hội phù hợp trong giai đoạn tới. Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo được Ban chủ nhiệm đề tài chắt lọc và tổng hợp nhằm hoàn thiện hơn các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

 

Toàn cảnh hội thảo

 

 

 

 


Nguyễn Hoàng Yến

Viện KHXH vùng Trung Bộ


Các tin đã đưa ngày: