Nội dung:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Vương Xuân Tình và TS. Trần Hồng Hạnh. Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng khái niệm và các chỉ báo về phát triển bền vững về văn hóa tộc người; Đánh giá mức độ bền vững văn hóa của một số tộc người vùng Đông Bắc; Xem xét ảnh hưởng của quá trình hội nhập tới sự bền vững văn hóa của các tộc người trong khu vực nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững về văn hóa cho các tộc người trong quá trình hội nhập. Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong 4 phần: Xây dựng khái niệm, khung phân tích và các chỉ báo về phát triển bền vững và phát triển bền vững văn hóa tộc người; Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề hội nhập của các tộc người vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá về di sản văn hóa truyền thống của các tộc người vùng Đông Bắc trước khi diễn ra hội nhập (trước 1986); Sự hội nhập kinh tế của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Kinh vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng và tính bền vững của văn hóa tộc người vùng Đông Bắc.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Vương Xuân Tình và TS. Trần Hồng Hạnh. Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng khái niệm và các chỉ báo về phát triển bền vững về văn hóa tộc người; Đánh giá mức độ bền vững văn hóa của một số tộc người vùng Đông Bắc; Xem xét ảnh hưởng của quá trình hội nhập tới sự bền vững văn hóa của các tộc người trong khu vực nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững về văn hóa cho các tộc người trong quá trình hội nhập. Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong 4 phần: Xây dựng khái niệm, khung phân tích và các chỉ báo về phát triển bền vững và phát triển bền vững văn hóa tộc người; Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề hội nhập của các tộc người vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá về di sản văn hóa truyền thống của các tộc người vùng Đông Bắc trước khi diễn ra hội nhập (trước 1986); Sự hội nhập kinh tế của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Kinh vùng Đông Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng và tính bền vững của văn hóa tộc người vùng Đông Bắc.