Nội dung:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương. Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010 "Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020". Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá các chính sách giáo dục ngôn ngữ và tình hình thực hiện các chính sách đó của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trọng tâm là các vấn đề dạy – học tiếng Việt cho học sinh người Kinh và học sinh phổ thông vùng dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục tiếng mẹ đẻ và đánh giá chính sách cũng như tình hình thực hiện chính sách dạy – học tiếng Việt ở nước ta, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và thế giới, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến chính sách và thực tiễn giáo dục tiếng Việt của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương. Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010 "Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020". Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá các chính sách giáo dục ngôn ngữ và tình hình thực hiện các chính sách đó của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trọng tâm là các vấn đề dạy – học tiếng Việt cho học sinh người Kinh và học sinh phổ thông vùng dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục tiếng mẹ đẻ và đánh giá chính sách cũng như tình hình thực hiện chính sách dạy – học tiếng Việt ở nước ta, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và thế giới, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến chính sách và thực tiễn giáo dục tiếng Việt của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Nội dung nghiên cứu gồm: Nghiên cứu Làm rõ những cơ sở lý luận của giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường; Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; Nghiên cứu đánh giá chính sách sử dụng và dạy học tiếng Việt trong nhà trường của Nhà nước ta; Điểu tra thực trạng dạy – học tiếng Việt trong nhà trường; đề xuất một số kiến nghị cho việc xây dựng chính sách sách sử dụng và dạy - học tiếng Việt trong nhà trường. Nội dung được trình bày trong 6 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường. Chương 2: Chính sách giáo dục ngôn ngữ của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 3: Chính sách giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Chương 4: Chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt. Chương 5: Thực trạng dạy – học tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Chương 6: Tình hình dạy – học tiếng Việt trong phổ thông vùng dân tộc thiểu số.