Nội dung:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài GS.TS. Nguyễn Đức Tồn. Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010 "Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020". Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cần được xem xét lại hoặc bổ sung, thậm chí phải thay đổi; chỉ ra và đánh giá tình hình thực tế của việc thực hiện chính sách ngôn ngữ trong thời gian qua, những ưu điểm và những mặt còn tồn tại; dựa trên cơ sở lý luận ngôn ngữ học và của các chuyên ngành có liên quan, đề xuất các kiến nghị và giải pháp phục vụ cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ của Nhà nước ta trong giai đoạn mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2020.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài GS.TS. Nguyễn Đức Tồn. Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2009-2010 "Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020". Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cần được xem xét lại hoặc bổ sung, thậm chí phải thay đổi; chỉ ra và đánh giá tình hình thực tế của việc thực hiện chính sách ngôn ngữ trong thời gian qua, những ưu điểm và những mặt còn tồn tại; dựa trên cơ sở lý luận ngôn ngữ học và của các chuyên ngành có liên quan, đề xuất các kiến nghị và giải pháp phục vụ cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ của Nhà nước ta trong giai đoạn mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2020.
Nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 phần, 8 chương. Phần thứ nhất: Những cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của Liên bang Nga trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ. Phần này gồm 2 chương: Những cơ sở lý luận, thực tiễn khi xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Cộng hòa Liên bang Nga và kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Phần thứ hai: Cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay. Phần này gồm 4 chương: Cảnh huống ngôn ngữ vùng Đông Bắc Việt Nam; Cảnh huống ngôn ngữ vùng Trung Bộ; Mấy nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Nam Bộ (nghiên cứu trường hợp sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở tỉnh An Giang trong sự so sánh với người Hoa và người Khơme ở tỉnh Sóc Trăng); Tổng kết những đặc điểm tổng quát của cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay và trong thập kỷ 2011-2020.
Phần thứ ba: Các kiến nghị và giải pháp. Phần này gồm 2 chương: Chính sách ngôn ngữ và tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ; Chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.