Nội dung:
Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thị Hồ Điệp. Đề tài
nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về thiết chế bảo hiến với khái niệm, những
đặc điểm chung và riêng, các cơ sở tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính
trị và pháp lý hình thành thiết chế bảo hiến cũng như vai trò của nó trong việc
bảo vệ hiến pháp, trong hệ thống chính trị và hệ thống pháp luật. Từ việc phân
tích cụ thể những ưu điểm và hạn chế của ba mô hình bảo hiến trên thế giới hiện
nay là mô hình giám sát tư pháp hiến pháp (Mỹ), mô hình tòa án hiến pháp (Châu
Âu) và mô hình hội đồng bảo hiến (Pháp) để làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù
của thiết chế bảo hiến. Xem xét một số vấn đề liên quan tới cơ chế giám sát
hiến pháp hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề phát hiện và xử lý những
hành vi vi hiến, đề tài đã giới thiệu quan điểm của các nhà khoa học, các
chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp về ba phương án thiết lập cơ quan bảo hiến
và ý kiến về việc thành lập một thiết chế tài phán hiến pháp chuyên trách nhằm góp
phần tìm kiếm một mô hình bảo hiến và quy chế hoạt động phù hợp với hoàn cảnh
và điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thị Hồ Điệp. Đề tài
nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về thiết chế bảo hiến với khái niệm, những
đặc điểm chung và riêng, các cơ sở tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính
trị và pháp lý hình thành thiết chế bảo hiến cũng như vai trò của nó trong việc
bảo vệ hiến pháp, trong hệ thống chính trị và hệ thống pháp luật. Từ việc phân
tích cụ thể những ưu điểm và hạn chế của ba mô hình bảo hiến trên thế giới hiện
nay là mô hình giám sát tư pháp hiến pháp (Mỹ), mô hình tòa án hiến pháp (Châu
Âu) và mô hình hội đồng bảo hiến (Pháp) để làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù
của thiết chế bảo hiến. Xem xét một số vấn đề liên quan tới cơ chế giám sát
hiến pháp hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề phát hiện và xử lý những
hành vi vi hiến, đề tài đã giới thiệu quan điểm của các nhà khoa học, các
chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp về ba phương án thiết lập cơ quan bảo hiến
và ý kiến về việc thành lập một thiết chế tài phán hiến pháp chuyên trách nhằm góp
phần tìm kiếm một mô hình bảo hiến và quy chế hoạt động phù hợp với hoàn cảnh
và điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay.
Nội
dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong ba chương: Chương 1: Thiết chế
bảo hiến, cơ sở hình thành thiết chế bảo hiến và vai trò của thiết chế bảo
hiến; Chương 2: Một số mô hình bảo hiến trên thế giới: tính phổ biến và tính
đặc thù; Chương 3: Một số kiến nghị tham khảo.