Nội dung:
Đề tài khoa học cấp
Bộ do ThS. Đinh Mạnh Tuấn làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ bối
cảnh ra đời và phát triển của chính sách nông nghiệp chung châu Âu (CAP), phân
tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, những kết quả và những hạn chế của chính
sách qua từng giai đoạn. Các nội dung nghiên cứu cụ thể : Xem xét thực trạng
nền nông nghiệp của các nước EU trước khi thực hiện lần điều chỉnh CAP gần đây
nhất vào năm 2003 để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân vì sao phải tiến hành lần
điều chỉnh này, đồng thời phân tích những nội dung cơ bản nhất của Chương trình
cải cách năm 2003; Phân tích những tác động của Chương trình cải cách năm 2003
trên các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường đối với các nước EU 15, các nước
mới gia nhập EU và với cả các nước khác, bao gồm các nước phát triển và đang
phát triển; Nêu bật những vấn đề của CAP hiện nay, từ đó phân tích những sức ép
cả bên trong và bên ngoài đòi hỏi EU phải điều chỉnh CAP; Đề xuất một số gợi ý
về chính sách phù hợp với các nguyên tắc của WTO mà Việt Nam có thể tham khảo
từ EU trong việc hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp và nhằm làm gia tăng sức
cạnh tranh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
Đề tài khoa học cấp
Bộ do ThS. Đinh Mạnh Tuấn làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ bối
cảnh ra đời và phát triển của chính sách nông nghiệp chung châu Âu (CAP), phân
tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, những kết quả và những hạn chế của chính
sách qua từng giai đoạn. Các nội dung nghiên cứu cụ thể : Xem xét thực trạng
nền nông nghiệp của các nước EU trước khi thực hiện lần điều chỉnh CAP gần đây
nhất vào năm 2003 để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân vì sao phải tiến hành lần
điều chỉnh này, đồng thời phân tích những nội dung cơ bản nhất của Chương trình
cải cách năm 2003; Phân tích những tác động của Chương trình cải cách năm 2003
trên các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường đối với các nước EU 15, các nước
mới gia nhập EU và với cả các nước khác, bao gồm các nước phát triển và đang
phát triển; Nêu bật những vấn đề của CAP hiện nay, từ đó phân tích những sức ép
cả bên trong và bên ngoài đòi hỏi EU phải điều chỉnh CAP; Đề xuất một số gợi ý
về chính sách phù hợp với các nguyên tắc của WTO mà Việt Nam có thể tham khảo
từ EU trong việc hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp và nhằm làm gia tăng sức
cạnh tranh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong 3
chương. Chương 1: Nông nghiệp EU trước khi điều chỉnh chính sách năm 2003. Chương 2: Nội dung và
tác động của Chương trình cải cách 2003. Chương 3: Những vấn đề hiện nay của
CAP và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam.