Nội dung:
Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thị Ninh. Nội dung nghiên cứu của đề
tài tập trung vào vấn đề giao lưu và hội nhập văn hóa trong thời đại Sắt sớm ở miền
Nam Trung Bộ Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thị Ninh. Nội dung nghiên cứu của đề
tài tập trung vào vấn đề giao lưu và hội nhập văn hóa trong thời đại Sắt sớm ở miền
Nam Trung Bộ Việt Nam.
Giao lưu và hội nhập
văn hóa ở thời kì thứ nhất diễn ra có tính chất nội bộ của các cư dân Tiền Sa
Huỳnh ở Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay; giao lưu giữa cư dân vùng Đak Lâp và
Cầu Sắt đã hội nhập tạo ra văn hóa Xóm Cồn, giao lưu giữa cư dân vùng Bàu Tró
và Biển Hồ đã hội nhập tạo ra văn hóa Long Thạnh, giao lưu giữa cư dân vùng Rú
Trăn và Bình Châu hội nhập tạo ra văn hóa Bình Châu. Ba nền văn hóa Tiền Sa
Huỳnh: Xóm Cồn, Long Thạnh, Bình Châu vẫn không ngừng vận động theo ba tuyến đi
đến hội nhập ở mức độ cao hơn tạo dựng nền văn hóa sơ kì thời đại đồ Sắt hay
nói cách khác văn hóa Sa Huỳnh thời đại Sắt sớm được hình thành trên cơ sở phát
triển của các văn hóa đồ Đồng, các văn hóa Tiền Sa Huỳnh.
Giao lưu và hội nhập
văn hóa ở thời kì thứ hai phát triển cao hơn, rộng mở hơn mang tính quốc tế, sự
giao lưu và hội nhập này là dựa vào sự phát triển cao nền kinh tế của bản thân
các cư dân thuộc văn hóa sơ kì thời đại Sắt sớm. Cư dân Sa Huỳnh đã định cư ở
phía Bắc, Nam và hải đảo ven bờ; ở mỗi vùng
họ đều thích nghi với môi trường làm nông nghiệp kết hợp với săn bắt, đánh cá.
Đề tài đã chứng minh,
phân tích, lí giải quá trình giao lưu và hội nhập, các mối quan hệ, ảnh hưởng
qua lại rất cởi mở, đa phương, đa chiều giữa văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Đông
Sơn mà đặc điểm nổi bật là diễn ra rất sôi động với sự thâm nhập mạnh và sâu của
văn hóa Đông Sơn vào văn hóa Sa Huỳnh.
Với khu vực Đông Nam
Bộ đã diễn ra quá trình lan tỏa mạnh, cư dân Sa Huỳnh đã Nam tiến hội
nhập với cư dân văn hóa Đồng Nai tạo nên một lớp cư dân Sa Huỳnh ở lưu vực sông
Đồng Nai và cửa biển Cần Giờ.
Các mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Hán
và văn hóa Ấn Độ thể hiện sự phát triển buôn bán mạnh mẽ thông qua các con
đường giao thương quốc tế. Hai yếu tố văn hóa lớn này đã có những đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển của văn hóa Sa Huỳnh nhất là ở giai đoạn muộn.