Nội dung:
Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài NCVCC. Đặng Phong. Nội dung nghiên cứu của đề
tài được trình bày trong 5 chương. Chương I: Giai đoạn 1975-1979. Đây là thời
kỳ đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ thực
tiễn kinh tế của cả nước sau 1975, với nhận thức lạc quan về việc tiến nhanh,
tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài NCVCC. Đặng Phong. Nội dung nghiên cứu của đề
tài được trình bày trong 5 chương. Chương I: Giai đoạn 1975-1979. Đây là thời
kỳ đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ thực
tiễn kinh tế của cả nước sau 1975, với nhận thức lạc quan về việc tiến nhanh,
tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Giai đoạn 1979-1986. Là thời kỳ toàn
Đảng, toàn dân đã có những tìm tòi đột phá trên nhiều hướng khác nhau để tháo
gỡ những khó khăn và ách tắc trong đời sống kinh tế. Đó là một cố gắng chung từ
Trung ương tới địa phương, từ giới lãnh đạo cao cấp đến những nhà kinh tế,
những cán bộ quản lý.
Chương 3: Giai đoạn
1986-1989. Là giai đoạn mở đầu cho sự nghiệp đổi mới và cũng là một trong những
thời kỳ ngoạn mục nhất trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
Chương 4: Giai đoạn
1990-1996. Là giai đoạn Việt Nam
đạt được những sự tăng trưởng ngoạn mục, chấm dứt tình trạng ách tắc và suy
thoái, về cơ bản đã bước ra khỏi khủng hoảng. Trong thời kỳ này, Việt Nam đã mở ra
rất nhiều quan hệ với thế giới: Gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ,
thiết lập quan hệ ngoại giao với một loạt nước trong thế giới thứ 3 và thế giới
phương Tây. Trong lĩnh vực kinh tế đối nội, Việt Nam đã chuyển đổi một bước cơ
cấu kinh tế, cải thiện tình hình ngân sách, cán cân thanh toán, cải thiện đời
sống nhân dân, thực hiện một bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trang bị lại
kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Chương 5: Giai đoạn 1997-2005, là thời kỳ Việt Nam hoàn thiện
mô hình kinh tế của mình để bước hẳn vào môi trường kinh tế thế giới, đồng nhất
hoá một số thể chế để thích hợp với hội nhập. Tuy nhiên, trước mắt nền kinh tế
Việt Nam, hàng loạt bài toán đặt ra cho tư duy kinh tế như tăng trưởng lành
mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, xác định các mũi nhọn, hoàn thiện hệ thống
pháp lý, hình thành đội ngũ chuyên gia đủ năng lực ngang tầm với những yêu cầu
của đời sống kinh tế hiện đại.