Nội dung:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm
đề tài PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa. Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu
sau: Tìm ra tính quy luật lịch sử của sự phát triển vùng đất, con người, dân
tộc, tôn giáo gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở đồng bằng sông
Cửu Long; Nêu bật những vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc và
tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long – đó là những vấn đề có tính chất nền tảng
cho sự phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
trong bối cảnh mới của thế giới hiện nay; Căn cứ vào tính quy luật lịch sử phát
triển vùng đất, con người, dân tộc, tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long để phân
tích những vấn đề cơ bản của vùng này trong bối cảnh mới nhằm đề xuất những
luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách phát
triển và hệ thống các giải pháp cơ bản lâu dài cho sự phát triển bền vững ở
đồng bằng sông Cửu Long đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cấp bách và những
bước đột phá cho phát triển trong những năm tới.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm
đề tài PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa. Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu
sau: Tìm ra tính quy luật lịch sử của sự phát triển vùng đất, con người, dân
tộc, tôn giáo gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở đồng bằng sông
Cửu Long; Nêu bật những vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc và
tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long – đó là những vấn đề có tính chất nền tảng
cho sự phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
trong bối cảnh mới của thế giới hiện nay; Căn cứ vào tính quy luật lịch sử phát
triển vùng đất, con người, dân tộc, tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long để phân
tích những vấn đề cơ bản của vùng này trong bối cảnh mới nhằm đề xuất những
luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách phát
triển và hệ thống các giải pháp cơ bản lâu dài cho sự phát triển bền vững ở
đồng bằng sông Cửu Long đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cấp bách và những
bước đột phá cho phát triển trong những năm tới.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 phần. Phần
thứ nhất: Tổng quan quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc và
tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trong lịch sử. Phần thứ hai: Những vấn đề cơ
bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc và tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần thứ ba: Quan điểm và những giải pháp
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.