Nội dung:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm
đề tài TS. Lê Thanh Hương. Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Làm
rõ về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của nhân tố con người trong quản lý nhà
nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô thức quản lý nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường một cách hợp lý, phát huy được vai trò tích cực của nhân tố
con người trong lĩnh vực này; Khảo sát thực tiễn về nhân tố con người (các công
chức thực hiện việc quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và những người
chịu sự quản lý đó, bao gồm người dân và cộng đồng của họ), tìm hiểu những khía
cạnh có liên quan trong mối quan hệ với hiện quả quản lý nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường ở Việt Nam; Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kết quả
khảo sát thực tiễn để đánh giá việc sử dụng nhân tố con người trong quản lý nhà
nước đối với tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm
đề tài TS. Lê Thanh Hương. Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Làm
rõ về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của nhân tố con người trong quản lý nhà
nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô thức quản lý nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường một cách hợp lý, phát huy được vai trò tích cực của nhân tố
con người trong lĩnh vực này; Khảo sát thực tiễn về nhân tố con người (các công
chức thực hiện việc quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và những người
chịu sự quản lý đó, bao gồm người dân và cộng đồng của họ), tìm hiểu những khía
cạnh có liên quan trong mối quan hệ với hiện quả quản lý nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường ở Việt Nam; Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kết quả
khảo sát thực tiễn để đánh giá việc sử dụng nhân tố con người trong quản lý nhà
nước đối với tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 6 chương. Chương
1: Quan hệ của con người với tài nguyên, môi trường. Chương 2: Cơ sở khoa học
của việc phát huy vai trò của nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với
tài nguyên, môi trường. Chương 3: Quản lý
tài nguyên, môi trường theo hướng phát huy vai trò của nhân tố con
người: kinh nghiệm quốc tế. Chương 4: Đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên, môi
trường ở nước ta hiện nay. Chương 5: Người dân với vấn đề sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương
6: Cộng đồng dân cư với tư cách là một lực lượng tham gia xây dựng và thực hiện
các quyết định quản lý.